Những điều cần lưu ý quan trọng sau khi kích trứng

Thảo luận trong 'Tin tức tổng hợp' bắt đầu bởi kimanh, 2/12/20.

  1. kimanh

    kimanh Expired VIP

    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Kích trứng (kích thích buồng trứng) là một khái niệm không xa lạ đối với những cặp vợ chồng gặp phải tình trạng vô sinh hiếm muộn. Đây là một bước quan trọng được sử dụng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để giúp người phụ nữ có đủ trứng/ nang noãn để tạo phôi trong IVF hoặc để sẵn sàng đón nhận tinh trùng trong IUI. Để IVF có tỷ lệ thành công cao thì ngay từ bước kích trứng, chị em cần sinh hoạt điều độ và sử dụng thuốc đúng theo phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định.

    Tuyệt đối tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị, không tùy tiện dùng thuốc kích trứng
    Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt thường chỉ có một nang noãn trong buồng trứng phát triển và rụng xuống, nếu gặp tinh trùng thì sẽ hình thành một phôi thai. Tuy nhiên, khi dùng thuốc kích trứng thì không chỉ một mà 2,3 thậm chí số lượng nang noãn phát triển còn nhiều hơn nữa. Đây là loại thuốc điều trị vô sinh, khó có thai được chỉ định khi thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay trong các trường hợp phải lọc rửa tinh trùng và bơm thẳng vào buồng tử cung…

    Kích thích buồng trứng sẽ làm cho hai buồng trứng to hơn, gây cảm giác trì nặng ở bụng dưới, 2 bầu ngực căng tức và có thể thấy buồn nôn. Tuy nhiên, những cảm giác này chỉ xảy ra vào 2 – 3 ngày cuối cùng của quá trình kích thích buồng trứng và sẽ nhanh chóng mất đi sau khi chọc hút trứng. Khi xảy ra những triệu chứng này, bệnh nhân không nên lo lắng; chỉ cần tuân thủ đúng những hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ dễ dàng vượt qua những triệu chứng khó chịu kể trên.

    Ở mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ sử dụng thuốc gì và liều lượng bao nhiêu cho phù hợp. Trong ky thuat thu tinh nhan tao IUI Nhờ có thuốc kích trứng mà khả năng có thai của chị em sẽ cao hơn, tuy nhiên kèm theo đó là nguy cơ đa thai rất lớn, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Một biến chứng nguy hiểm khác trong thụ tinh ống nghiệm IVF là quá kích buồng trứng, không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, vỡ hay xoắn các nang noãn, phù phổi… Bên cạnh đó, quá kích buồng trứng còn khiến người mẹ có thể bị sảy thai, nhiễm độc thai nghén, rau tiền đạo, băng huyết… trẻ có nguy cơ bị đẻ non, sinh ra dễ bị các dị tật như: điếc, mù, trí tuệ kém phát triển… Do vậy, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi tiêm thuốc, như

    • Đau bụng lâm râm hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới;
    • Căng bụng quá mức;
    • Buồn nôn hoặc nôn nhiều;
    • Tiêu chảy;
    • Khó thở, tụt huyết áp, nhịp tim đập nhanh;
    • Tăng cân nhẹ hoặc tăng cân nhanh chóng trong một vài ngày sau khi tiêm thuốc.
    “Chị em tuyệt đối không được tùy tiện dùng thuốc kích trứng dù là dạng uống hay tiêm. Việc sử dụng thuốc nhất định phải theo chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định nên kích trứng theo phương pháp nào, trong thời gian nào thích hợp…

    Nếu có các triệu chứng quá kích buồng trứng, bệnh nhân cần nhập viện khám lâm sàng, siêu âm bụng, xét nghiệm máu để biết bệnh nhân đã điều trị tiêm thuốc kích trứng có thực sự bị quá kích buồng trứng hay do một bệnh lý khác.

    Tùy theo mức độ nhẹ đến nặng sẽ được các bác sĩ cân nhắc và điều trị: uống thuốc chống nôn, kiểm tra qua siêu âm thường xuyên, tránh nguy cơ tràn dịch.”, TS.BS Lê Hoàng, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cho biết.

    Bác sĩ Hoàng lưu ý thêm với các bệnh nhân bị các bệnh nan y hoặc tim mạch hay bất kỳ bệnh mãn tính nào khác như: cường giáp, đái tháo đường, suy gan, suy thận… muốn sinh con bằng phương pháp IUI hay IVF… thì cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám nhằm đảm bảo tình trạng bệnh hiện đang được kiểm soát tốt và đủ sức khỏe để mang thai. Với bệnh nhân ung thư, đặc biệt là các loại ung thư phụ thuộc nội tiết estrogen như ung thư vú, cần ưu tiên điều trị ung thư và có thể áp dụng các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản như: trữ lạnh trứng, phôi, tinh trùng để sau khi điều trị ung thư ổn định thì có thể điều trị hiếm muộn.

    Chuyện gì xảy ra sau khi tiêm thuốc kích trứng?
    Chuyện gì xảy ra sau khi tiêm thuốc kích trứng?
    • Thuốc kích trứng sẽ được tiêm bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh cho đến khoảng ngày thứ 11 của ckk. Khoảng ngày thứ 13 ckk, bệnh nhân được hẹn để chọc trứng. Trong suốt 2 tuần tiêm kích trứng, bệnh nhân được hẹn thăm khám (siêu âm, xét nghiệm, khám tiền mê) vào các ngày thứ 6 – ngày thứ 8 – ngày thứ 10 dùng thuốc để các bác sĩ tiếp tục theo dõi sự phát triển của các nang trứng.
    • Khi nang trứng phát triển đến mức độ phù hợp, đồng thời niêm mạc tử cung cũng dày đến mức độ thích hợp, bệnh nhân sẽ được thông báo để quan hệ tự nhiên hoặc tiến hành IUI hay IVF. Hay thuốc kích dục nữ cũng kích dụng trứng.
    • Sinh hoạt: Sau khi kích trứng, bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt và đi làm bình thường, nhưng nên đi lại nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng, không tập thể dục thể thao quá sức, hạn chế quan hệ vợ chồng với tần suất cao và tránh hoạt động tình dục quá mạnh để tránh nguy cơ xoắn buồng trứng và vỡ nang buồng trứng.
    • Ăn uống: nên uống nhiều nước, cố gắng uống ít nhất 1,5l nước mỗi ngày để đảm bảo có một sức khỏe tốt cho cơ thể. Nên ăn cá, trứng, thịt bò, quả mọng, rau màu xanh đậm, uống sữa và các món từ đậu nành, các loại hạt, quả bơ… đều rất tốt cho buồng trứng. Nên lựa chọn thực phẩm sạch và được trồng tự nhiên, đúng mùa không chất bảo quản, không thuốc trừ sâu… giúp cho cơ thể tránh những rủi ro bị tác động xấu bởi các loại chất này đối với cơ thể. Tránh tối đa sử dụng các sản phẩm hoặc đồ uống có chứa caffein và các loại đồ uống có cồn như: rượu, bia hoặc các loại nước có ga… gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng trứng.
    • Thăm khám: Bệnh nhân nên thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và nhập viện kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường. Việc thăm khám vừa là để theo dõi tình trạng đáp ứng thuốc sau khi kích trứng, đồng thời để thay đổi phác đồ điều trị khi cần.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này