Nguy cơ đột quỵ do xơ vữa động mạch

Thảo luận trong 'Cẩm nang chăm sóc sức khỏe' bắt đầu bởi Fxvntruongmai, 13/8/17.

  1. Fxvntruongmai

    Fxvntruongmai New Member

    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    thaibinh
    1.Đột quỵ: các nguy cơ diễn tiến âm thầm

    Theo thống kê tại Việt Nam, có xấp xỉ 50% số bệnh nhân bị đột quỵ tử vong, những người may mắn sống sót, có đến 90% để lại di chứng tàn tật tùy theo mức độ tổn thương của não. Nguy hiểm hơn, họ còn phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ tái phát với tỷ lệ tử vong và các di chứng, chi phí y tế cao gấp nhiều lần so với lần đầu tiên.

    Đột quỵ - TBMMN là bệnh lý mạch máu não phổ biến nhất hiện nay được đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột do tổn thương mạch máu với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và chảy máu não (vỡ mạch).

    Cảnh giác nguy cơ đột quỵ do xơ vữa động mạch 2

    Đột quỵ có tỷ lệ tử vong cao và di chứng nặng nề

    Sự tổn thương tại mạch máu não được xác định bởi 2 vấn đề chính: tình trạng xơ vữa mạch máu ở động mạch gây chít hẹp, thiếu máu vùng phía sau và do cục huyết khối (máu đông) từ nơi khác chạy đến gây tắc, vỡ mạch máu não.Bằng các nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học phát hiện, cả 2 vấn đề này đều có nguồn gốc quan trọng từ sự mất kiểm soát của gốc tự do nội và ngoại sinh dưới tác động của các yếu tố lối sống như căng thẳng, mất ngủ, lười vận động, lạm dụng rượu bia, thuốc lá…cùng sự trao đổi chất liên tục trong cơ thể.

    Gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, tạo điều kiện thuận lợi xuất hiện các mảng xơ vữa khiến lòng mạch máu bị thu hẹp, dòng máu lưu thông khó khăn, gây ra hiện tượng thiếu máu não. Ở giai đoạn thiếu máu não nhẹ, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng đau đầu, mất ngủ, lo âu, căng thẳng…

    Xem thêm: Địa chỉ bán an cung ngưu hoàng hoàn


    Khi mảng xơ vữa ngày càng dày lên, bong ra kết hợp cùng các yếu tố khác hình thành cục huyết khối có thể kẹt lại tại nhiều vị trí trong mạch máu não, gây tắc mạch, thậm chí vỡ mạch làm xảy ra tình trạng đột quỵ não. Ở giai đoạn này, tình trạng thiếu máu nặng, việc can thiệp bệnh là “bất khả kháng”. Chưa kể khi đột quỵ xảy ra, việc can thiệp bằng các thuốc tiêu sợi huyết khối đường tĩnh mạch hay động mạch, cũng như phương pháp phẫu thuật chỉ có thể thực hiện ở vài trung tâm chuyên sâu với số lượng bệnh nhân được can thiệp rất ít ỏi và tốn kém.

    Do đó, không nên đợi đến lúc bệnh ở giai đoạn nặng mới tìm cách khắc phục. Mà cần kiểm soát ngay từ khi bệnh có dấu hiệu, nguy cơ với các biểu hiện mất ngủ, đau đầu, thoáng thiếu máu não… Đây cũng chính là thời điểm việc dự phòng đạt hiệu quả cao nhất và bền vững nhất.

    2.Chống gốc tự do, phòng ngừa nguy cơ đột quy

    Chủ động chăm sóc não,kiểm soát gốc tự do, tránh hình thành xơ vữa mạch máu được xem là phương pháp bền vững dự phòng từ sớm, can thiệp tận gốc nguy cơ đột quỵ não. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hoạt chất sinh học thiên nhiên Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry (xuất xứ Bắc Mỹ) có khả năng vượt qua hàng rào máu não, có tác dụng đặc hiệu kiểm soát các gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não.

    Đồng thời các chất này còn kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể,hạn chế tổn thương não, góp phần ngăn chặn hình thành xơ vữa mạch máu và huyết khối, giúp khơi thông dòng máu lên não, cải thiện tình trạng thiếu máu não, giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

    Xem thêm: An cung ngưu hoàng hoàn giá gốc


    Đối với những bệnh nhân sau đột quỵ, hoạt chất sinh học từ Blueberry còn giúp hạn chế sự hình thành mảng xơ vữa mới ở những mạch máu nuôi não khác, giúp hỗ trợ quá trình phục hồi các chức năng não, hạn chế cơn đột quỵ tái phát.

    Bên cạnh đó, để phòng ngừa đột quỵ, mỗi người cần chú ý đến kiểm soát lối sống khoa học như không uống nhiều bia; không hút thuốc lá; duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe…); tránh mất ngủ, căng thẳng, stress….

    Nên chủ động khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, béo phì, các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua…giúp kiểm soát hiệu quả nguy cơ đột quỵ.
     
    Đang tải...
: suckhoe

Chia sẻ trang này