Bật mí về phương pháp lăn kim tế bào gốc

Thảo luận trong 'Chăm sóc dưỡng da' bắt đầu bởi thienthaohoa, 14/9/16.

  1. thienthaohoa

    thienthaohoa New Member

    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp làm đẹp như sử dụng tia laser để điều trị các vấn đề về da (sẹo rỗ, sẹo mụn), lột da, mài mòn da với mục đích cuối cùng là để trẻ hóa làn da cho những ai mong muốn có một làn da hoàn hảo. Tuy nhiên cho đến nay thì các phương pháp trên vẫn được biết đến là sẽ gây đau đớn cho người trị liệu kèm theo giá thành của những dịch vụ này khá đắt nên không phải ai cũng có điều kiện thực hiện.

    Nhưng một vài năm trở lại đây, người ta bắt đầu nghe đến phương pháp vi điểm trên da – lăn kim trị sẹo cùng tế bào gốc. Phương pháp này kết hợp cùng tế bào gốc giúp mang lại cho phái đẹp làn da hoàn mỹ không thua kém các phương pháp làm đẹp khác. Vi điểm trên da cũng không gây đau đớn, da dẻ phục hồi rất nhanh và đặc biệt là giá thành lại thấp hơn những phương pháp khác nhiều. Chính nhờ những yếu tố đó mà nó hiện thu hút khá nhiều phái đẹp.
    Vi điểm trên da đã xuất hiện ở Việt nam vài năm trở lại đây và được rất nhiều thẩm mỹ viện đưa vào sử dụng để trị liệu các vấn đề về da bị tổn thương cho khách như sẹo rỗ, sẹo lõm, sẹo mụn… kết hợp cùng với tế bào gốc để đẩy hết lớp da cũ bẩn, tái tạo lại lớp da mới đẹp hơn, mịn màng hơn.
    Vậy thực chất phương pháp này là gì, hoạt động ra sao và tác dụng của nó mang lại là gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có thể hiểu tường tận về loại hình thẩm mỹ này.
    LĂN KIM LÀ GÌ ?


    Phương pháp lăn kim
    - Phương pháp lăn kim còn được gọi là liệu pháp tăng sinh collagen, bởi cơ chế đặc thù giúp tăng khả năng sản sinh collagen mạnh mẽ, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của da một cách tự nhiên và an toàn. Phương pháp này sử dụng một bánh lăn nhựa chứa gần 200 đầu kim rất bén, rất nhỏ (khoảng 0.07mm), dài từ 0.2 – 0.3mm, làm bằng thép không rỉ dùng trong y khoa. Khi lăn kim trên da, làn da phản ứng với những vết kim này như là những vết thương và tạo ra nhiều yếu tố làm lành da trong đó chủ yếu là sự tái tạo phát triển mô da
    - Phương pháp lăn kim sử dụng một bánh lăn hoặc bút lăn chứa nhiều đầu kim rất bén, rất nhỏ bằng thép không gỉ trong Y khoa để lăn trên da tạo hư tổn nhẹ.
    NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
    - Khi lăn, những đầu kim siêu nhỏ, sắc, cứng đâm vào lớp biểu bì đi sâu xuống da, nhằm tạo nên tổn thương nhỏ. Khi rút kim, lớp biểu bì đóng lại nên làn da không bị tổn thương. Tuy vậy, cơ thể chúng ta vẫn ghi nhận tổn thương này và kích thích cơ chế tự làm lành vết thương bằng cách tăng sinh tế bào, đặc biệt nguyên bào sợi, để hình thành collagen và elastin mới, dần dần làm đầy phần lõm của sẹo và kích thích tái tạo tế bào da.

    [​IMG]
    Cách thức hoạt động tạo hư tổn nhẹ trên da của phương pháp lăn kim với hai dụng cụ Dermaroller (trái) và Dermapen (phải).

    - Trái ngược với tất cả các phương pháp như laser, lột da, mài mòn da…, phương pháp lăn kim hoạt động trên nguyên tắc kích thích hình thành mô da mới giúp vết thương tự phục hồi mà làn da vẫn nguyên vẹn, không hề có tổn thương nào đáng kể. Lăn kim không chỉ cải thiện đáng kể vết sẹo từ bên ngoài mà còn phục hồi kết cấu da từ bên trong, đây chính là ưu điểm vượt trội của lăn kim.

    TÁC DỤNG CỦA LĂN KIM TRONG ĐIỀU TRỊ DA

    Phương pháp lăn kim
    - Tăng sản sinh collagen, elastin
    + Kim lăn đơn giản dựa trên cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể. Sự xâm nhập của kim lăn được cảm nhận bởi các dây thần kinh giống như sự kích thích tới vết thương. Nhưng các kim lăn rất bén và mỏng nên không thể phá vỡ các mô và lớp màng của da cũng không thay đổi. Tuy nhiên, các kích thích thần kinh này sẽ được các luồng điện chuyển đi, kích thích quá trình làm lành vết thương. Các tế bào da trong phạm vi bán kính từ 1 – 2 mm xung quanh khu vực châm kim, phóng các tín hiệu tăng trưởng đến các tế bào đồng nhất. Những tín hiệu này quay trở lại kích thích sự tăng sinh tế bào mới, nguyên bào sợi chuyển thành sợi collagen và elastin. Nhiệm vụ của nguyên bào sợi là di chuyển đến điểm tổn thương thực thể và chữa lành vết thương. Sự hình thành sợi mới này có mối liên hệ với độ dày của da và làm đầy các vết sẹo.
    - Kích thích tái tạo lớp biểu bì
    + Chu kỳ tái tạo của lớp biểu bì sẽ nằm trong khoảng từ 3 – 6 tuần và ở người trưởng thành quá trình này sẽ lâu hơn. Theo nghiên cứu của Viện MatTek và Owen Biosciences (Mỹ) về phương pháp này, cho biết rằng thậm chí kim ngắn cũng sẽ truyền thông tin đến các tế bào bằng những tín hiệu điện, đặc biệt là ở lớp đáy. Yếu tố này sẽ kích thích tăng sinh Keratinocyte (lớp sừng của da) và các tế bào gốc. Khi đó, lớp Keratin được đẩy lên trên và hình thành một lớp gọi là thượng bì bảo vệ cơ thể dưới tác động của môi trường xung quanh.
    + Làn da có tuổi sẽ xuất hiện các vết nám và hiện tượng da bị xỉn màu. Đây là nguyên nhân của việc tăng sinh chậm của tế bào và keratin hình thành trên bề mặt da. Sự thiếu hụt này khác nhau ở da trẻ và làn da có tuổi. Những sẹo thâm (ở tầng thứ 1 hoặc 2 trong số 20 tầng) có thể được loại bỏ bởi kim lăn.
    - Tăng sự thẩm thấu qua lớp biểu bì
    + Với những nghiên cứu của mình, Viện Nghiên cứu Công nghệ Dược Phẩm và Sinh học Đức cho thấy liệu pháp lăn kim làm tăng sự thấm sâu của các sản phẩm điều trị vào da gấp 1.000 lần hơn so với bôi da thông thường. Hơn nữa, đây là phương pháp “thân thiện với làn da”, hoàn toàn không gây tổn thương hàng rào bảo vệ ở lớp thượng bì của da. Trong những năm gần đây, khả năng tăng sự thẩm thấu qua lớp biểu bì của các hoạt chất trở thành một việc quan trọng để điều trị các vấn đề về da như melanoma, ung thư da,…Các kim có chiều dài chỉ từ 0.18 – 0.20mm với đường kính 0.01mm nên hoàn toàn không gây đau.
    BAO LÂU NÊN THỰC HIÊN QUY TRÌNH LĂN KIM MỘT LẦN
    Tùy theo yêu cầu của bác sĩ nhưng trung bình giữa các đợt điều trị phải cách nhau ít nhất từ 6 đến 8 tuần. Ví dụ như bạn muốn cải thiện những vết sẹo mụn hiệu quả trên 70% thì tối thiểu phải điều trị từ 2 – 3 lần. Không như những phương pháp khác chỉ hạn chế cho vùng da mặt, lăn kim có thể được áp dụng cho tất cả các phần da trên cơ thể (cổ, cánh tay, chân…).
    THỜI GIAN PHỤC HỒI CỦA DA SAU LĂN KIM LÀ BAO LÂU
    Hiện tượng viêm da nhẹ sau khi thực hiện liệu trình lăn kim sẽ nhanh chóng giảm dần từ đỏ sang hồng nhạt từ 1-2 ngày, tùy theo cơ địa mỗi người. Để giảm thiểu tình trạng này, ba giờ sau khi điều trị hoặc chậm nhất là ngay sáng hôm sau, bạn nên bảo vệ da với kem chống nắng Screen chỉ số 30 có chứa những khoáng chất tốt cho làn da.
    CÓ MẤY LOẠI DỤNG CỤ LĂN KIM
    Có hai loại dụng cụ lăn kim được sử dụng trong y tế và kim lăn chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, về cơ bản, cả hai loại này đều có cấu tạo giống nhau trừ kích thước kim. Trong khi thiết bị y tế, các kim có kích thước từ 0,5-1,5 mm để tạo collagen ở lớp da sâu hơn; thì kim lăn chăm sóc tại nhà lại rất ngắn (0,18-1,20 mm).
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này