Triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Erp tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Tin tức tổng hợp' bắt đầu bởi nafseo, 28/12/21.

  1. nafseo

    nafseo Expired VIP

    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Hệ thống thông tin quản lí nguồn nhân lực (ERP) là hệ thống quản lý tổng thể doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý toàn diện của doanh nghiệp. ERP tạo ra một cơ sở dữ liệu tập trung cho phép các nhân viên ở các bộ phận khác nhau có thể truy cập tới nội dung thông tin mà mình muốn với quyền truy cập được xác định bởi người quản trị.

    Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay sử dụng cơ sở tách biệt từ nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau để quản lý các thông tin về nhân sự, khách hàng, hàng hóa,… việc nhập liệu thông tin nhiều lần qua các bộ phận có liên quan sẽ gây trở ngại trong việc nâng cao hiệu suất làm việc của công ty. Một giải pháp mới ra đời chính là ERP giúp giải quyết khó khăn trên nhưng đối với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thật sự sẵn sàng ứng dụng giải pháp này.

    [​IMG]

    Tuy nhiên với các doanh nghiệp nước ngoài thì việc ứng dụng hệ thống ERP vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã không còn xa lạ, ERP với tính năng khác biệt so với các phần mềm khác bởi việc tối ưu hóa được toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ trong doanh nghiệp: quản lý sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý tài chính, quản lý khách hàng,… trên một hệ thống duy nhất.

    Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu triển khai ERP nhưng với số lượng chưa nhiều. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện còn thiếu rất nhiều về tài chính, kỹ thuật và con người, chính những điều này đã khiến các chủ doanh nghiệp không quyết tâm đầu tư cho công nghệ mặc dù biết được lợi ích to lớn mà nó mang lại. Bởi việc triển khai ERP tại Việt Nam gặp phải những thách thức:
    • Chi phí đầu tư cho dự án khá cao đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ.

    • Để có đầy đủ chức năng đáp ứng được tất cả các nghiệp vụ, các yêu cầu về quản lý của một tổ chức sẽ phải mất rất nhiều thời gian.

    • Những chi phí phát sinh thêm ngoài dự toán nhà cung cấp và doanh nghiệp.

    • Việc di chuyển dữ liệu sang hệ thống mới sẽ rất khó.

    • Hệ thống ERP phức tạp nên việc đào tạo nhân sự để có thể thực hiện được hết các chức năng của phần mềm sẽ khó khăn hơn trong khi họ đã vốn

    • quen với các thao tác trên phần mềm cũ trước đó.
    Và điều quan trọng là tư duy nhận thức của người lãnh đạo cho rằng cách quản lý truyền thống vẫn còn phù hợp với doanh nghiệp mình. Việc mỗi phòng ban sử dụng các phần mềm riêng lẻ để quản lý, khi cần tập hợp dữ liệu phải xử lý một cách thủ công. Điều này dẫn đến năng suất làm việc thấp, thông tin dễ bị sai lệch, mâu thuẫn do tập hợp từ nhiều nguồn đồng thời khó kiểm soát về độ tin cậy của thông tin.

    ERP hiện nay có xu hướng xây dựng theo hướng chuyên ngành dựa theo các điều kiện về khó khăn và thuận lợi đặc thù của mỗi ngành nghề, cơ cấu tổ chức, kế hoạch kinh doanh của tổ chức.

    Tại thị trường Việt Nam đang có rất nhiều nhà tư vấn, các đơn vị triển khai ERP nên sẽ có nhiều lựa chọn cho các doanh nghiệp đang lên kế hoạch triển khai ERP, các doanh nghiệp Việt Nam chưa định hình được việc phần mềm có phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp mình không thì nay các đơn vị triển khai sẽ có những giải pháp phù hợp theo từng đặc thù ngành nghề của doanh nghiệp. Hiệu quả hệ thống ERP mang lại phụ thuộc rất nhiều vào đơn vị triển khai qua khả năng tư vấn theo ngành nghề, năng lực công nghệ, năng lực hỗ trợ.

    Ứng dụng ERP là xu thế tất yếu, là công cụ để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, triển khai ERP không chỉ là vấn đề về chi phí đầu tư cao nó còn tiêu tốn về thời gian thậm chí văn hóa doanh nghiệp sẽ phải thay đổi theo. Một dự án ERP để thành công cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước với tinh thần sẵn sàng thay đổi, chấp nhận thay đổi và đòi hỏi sự phối hợp của toàn công ty từ cấp lãnh đạo cho đến từng nhân viên.

    Nhìn ra được xu hướng phát triển doanh nghiệp với hệ thống thông quản lí erp sẽ là tiền đề để doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn cho việc đầu tư công nghệ nào phù hợp nhất trong giai đoạn này.

    >> Xem thêm: Phần mềm Erp dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này