Làm sao để điều trị thoái hóa khớp hiệu quả

Thảo luận trong 'Dược phẩm - Thực phẩm' bắt đầu bởi soccon2015, 20/4/20.

  1. soccon2015

    soccon2015 Active Member

    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Thoái hóa khớp là bệnh gì? Bệnh thoái hóa khớp gây ra những biến chứng nguy hiểm nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

    1/ Thoái hóa khớp là gì?

    Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Thoái hóa khớp có thể xảy ra tại bất kỳ khớp nào nhưng thường nhất là khớp chịu lực (khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân, khớp vai). Bình thường, sụn ở hai đầu xương như một lớp đệm giúp khớp di chuyển dễ dàng và thoải mái. Khi khớp được sử dụng nhiều và theo quá trình lão hóa, lớp sụn bị mỏng đi, bào mòn, và thậm chí có thể bị bong ra làm xương cọ xát với nhau. Ngoài ra đầu xương có thể “mọc gai”. Khi đó khớp bị đau, sưng, cứng, và hạn chế vận động.

    2/ Điều gì gây ra thoái hóa khớp?
    Nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ. Thoái hóa khớp là một quá trình lão hóa theo thời gian, cộng thêm yếu tố di truyền (tiền sử gia đình có cha mẹ , anh chị em bị thoái hóa khớp). Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ rõ ràng khiến thoái hóa khớp sớm và nặng hơn:
    – Béo phì
    – Đứng lâu, khiêng vác nặng thường xuyên
    – Hoạt động thể lực quá sức và kéo dài: đi bộ nhiều, đá bóng, tennis…
    – Thói quen tư thế xấu: ngồi xổm (chồm hổm), ngồi xếp bằng, quỳ gối
    – Chấn thương gây tổn thương sụn khớp
    – Một số bệnh lý: đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, gout

    3/ Điều trị thoái hóa khớp ra sao?
    Hiện nay, thoái hóa khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ giúp bệnh nhân duy trì việc vận động, đi lại, giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa.
    • Những việc có thể làm tại nhà để giúp giảm triệu chứng và làm chậm tiến trình thoái hóa khớp:
    – Giảm cân nếu bạn đang thừa cân
    – Tránh nâng vật nặng (khi cần di chuyển vật nặng, động tác ĐẨY được khuyên dùng hơn là động tác KÉO)
    – Tránh sử dụng quá mức khớp khi khớp đang đau: đi bộ đường dài, đứng lâu, chơi tennis…
    – Tránh các tư thế xấu gây hủy hoại khớp: ngồi xổm, xếp bằng, quỳ gối
    – Nên tập luyện các môn thể thao không làm tăng chịu lực khớp như: bơi lội, xe đạp, dưỡng sinh… trong thời gian ngắn kết hợp với nghỉ ngơi
    – Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ: gậy, xe đẩy, tay vịn

    • Điều trị dùng thuốc: theo chỉ định của bác sĩ
    – Thuốc kháng viêm, giảm đau
    – Thuốc kích thích tái tạo sụn
    – Thuốc tạo “chất nhờn”
    – Tiêm tại khớp: tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chọn thuốc kháng viêm hoặc “chất nhờn nhân tạo” để tiêm trực tiếp vào khớp. Việc tiêm tại khớp được tiến hành đúng chỉ định và đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả rất cao, giúp bệnh nhân giảm đau nhanh và đi lại tốt hơn, đặc biệt với những bệnh nhân không muốn hoặc không thể phẫu thuật.
    • Phẫu thuật: khi vào giai đoạn nặng, việc dùng thuốc uống và tiêm không còn hiệu quả
    – Nội soi: lọc rửa khớp, lấy mảnh sụn vỡ, ghép sụn, cắt xương chỉnh trục…
    – Thay khớp nhân tạo
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này