Khi xương khớp lên tiếng thì bệnh đã đến rồi.

Thảo luận trong 'Cẩm nang chăm sóc sức khỏe' bắt đầu bởi datnhang, 19/8/16.

  1. datnhang

    datnhang New Member

    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    tphcm
    Ở các khớp bao giờ cũng có một lớp sụn giúp khớp trơn tru, dễ dàng vận động, chịu được sức nén. Lớp sụn này luôn được đổi mới, mòn đến đâu phục hồi đến đấy. Quá trình này kéo dài cho đến tuổi già. Dần dần, khi cơ thể đáp ứng với việc phá hủy. Vì thế, sụn khớp ngày càng mỏng đi, nứt nẻ… để trơ lại lớp xương nằm bên dưới. Bên cạnh đó, ngoài lớp sụn, để các vị trí khớp này hoạt động tốt, cần phải có một chất hoạt dịch (hay còn gọi là dịch nhầy, dịch khớp) có tác dụng bôi trơn các đầu khớp xương và sụn. Tuổi tác càng cao, lượng dịch nhầy tiết ra giữa các khớp càng giảm. Điều này khiến những khớp xương hoạt động không “trơn tru” và phát ra tiếng kêu, báo hiệu các bệnh đau nhức xương khớp.

    Khi nào tiếng kêu là vô hại

    Khi các túi chứa dịch trong khớp bị kéo căng do sự thay đổi vị trí đột ngột của khớp. Sự thay đổi đó rất nhanh nên âm thanh phát ra cũng rất gọn, đanh. Minh chứng rõ nhất là tiếng kêu phát ra khi bạn bẻ đốt ngón tay, có thể lặp lại thường xuyên nhưng nhìn chung vô hại.
    – Khi bạn chuyển động đột ngột các khớp như xoay cổ, xoay tay mà phát ra tiếng kêu thì bạn nên xem đó là điều bình thường và không có gì đáng lo ngại cả.

    Khi sụn bị thoái hóa…

    Tuy nhiên, lại có những tiếng kêu răng rắc là dấu hiệu cho thấy sụn khớp bị viêm hoặc đã thoái hóa. Sụn khớp là các cấu trúc che phủ bề mặt của xương, có tác dụng bảo vệ và đóng vai trò như miếng đệm giữa các xương. Nếu sụn bị thoái hóa, nó tạo ra một bề mặt thô ráp, thậm chí khiến các phần của xương bị lộ ra. Khi các bộ phận này tiếp xúc, chà xát với nhau, âm thanh phát ra chính là dấu hiệu của viêm khớp mà phổ biến nhất ở đầu gối và cổ. Thật không may, một khi người ta nhận ra được điều đó, thật khó để có biện pháp ngăn chặn quá trình thoái hóa của sụn khớp. Viêm xương khớp do gene quy định, chúng ta chỉ có thể giảm một phần triệu chứng đau nhức xương khớp nhờ tự kiểm soát trọng lượng cơ thể.

    [​IMG]

    Cũng có thể là… gân

    Gân (phần nối cơ với xương) khi cọ xát vào xương cũng có thể tạo ra tiếng rắc. Điều này thường chỉ xảy ra khi các gân bị viêm do chuyển động lặp đi lặp lại, vì vậy người bệnh có thể bị đau trước khi nghe thấy tiếng kêu. Các vận động viên chạy đường dài, người tập môn tennis hay bị đau ở phần gót chân là do vậy. Gặp trường hợp này, có thể dùng thuốc xương khớp không kê đơn hoặc dùng gel bôi lên vùng bị đau. Giải pháp hỗ trợ hữu ích khác là chườm lạnh để giúp giảm viêm và mau lành hơn. Tuy nhiên, lưu ý ở đây là chỉ giảm bớt hoạt động chứ không phải để cho phần gân bị viêm đó “nghỉ ngơi hoàn toàn”.

    Tiếng rắc rắc ở vai khi với lên cao: Khớp vai có thể bị viêm

    Theo David Geier, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Charleston (Mỹ) thì hiện tượng này là do tình trạng viêm của Bursa (một túi chứa đầy dịch nhỏ) ở giữa các đầu xương bả vai và dây chằng gây ra. Nếu bạn cảm thấy có những cơn đau kèm theo thì rất có thể khớp vai bị tổn thương, sụn dọc ở vai cũng bị tổn thương. Lúc này, bạn cần đến bác sĩ chỉnh hình để được thăm khám cẩn thận.

    Tiếng rắc rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang bên: Tổn thương ở khớp giữa đốt sống cổ

    Theo bác sĩ Geier, đây không phải vấn đề thường gặp nhưng nếu bạn cảm thấy đau, đặc biệt là cơn đau lan xuống một cánh tay thì rất có thể đó là do tác động của hệ thần kinh. Lúc này, hệ thống thần kinh có thể bị chèn ép hoặc thu hẹp khiến cho nó bị tổn thương.

    Ngoài các triệu chứng phát ra tiếng kêu như vậy, người bệnh còn có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như: tê, ngứa ran ở tay, bàn tay hoặc ngón tay. Trường hợp này bạn cũng cần đi khám càng sớm càng tốt..
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này