Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, lịch tiêm chủng chuẩn xác nhất

Thảo luận trong 'Sức khỏe trẻ em' bắt đầu bởi hoanghihung, 14/1/21.

  1. hoanghihung

    hoanghihung Expired VIP

    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Health ORG
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Hẳn mẹ sẽ rất nhức đầu mỗi khi con ốm, đâu là nguyên nhân? Hãy cùng các chuyên gia của iPREG tìm hiểu các loại bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh để có biện pháp xử lý ngay tại nhà mẹ nhé. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp thêm thông tin tiêm chủng cho bé dưới một tháng tuổi trong bài viết này, mẹ cùng tham khảo nhé!

    Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

    [​IMG]

    Khi mới sinh, hệ miễn dịch của bé vô cùng yếu ớt và nhạy cảm, dễ chịu kích ứng từ môi trường bên ngoài. Một số các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp mẹ nên lưu tâm để có cách xử lý kịp thời:

    Cảm lạnh: Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh nguyên nhân có thể do cơ thể trẻ, dị ứng thời tiết hoặc virus, bụi bẩn của môi trường. Đây là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, đi kèm các triệu chứng: khos thở, khò khè, sổ mũi, nghẹt mũi của trẻ. Khi có các dấu hiệu trên, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ mũi của bé, tăng cường mặc ấm, xoa dầu tràm vào lòng bàn chân để giữ ấm và tăng cường cho bé bú mẹ, tăng miễn dịch cơ thể.

    Viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp: Không chỉ là một bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh, đây còn là loại bệnh gây tử vong cho trẻ dưới 1 tuổi. Các biểu hiện của viêm phổi dễ nhận biết, bé khó bú, hay bỏ bú, sốt li bì, hô hấp vô cùng khó khăn kèm theo các triệu chứng sổ mũi nghẹt mũi. Ngoài việc đưa trẻ đi khám. mek nên chú ý giữ ấm cơ thể cho bé, để bé bú sữa mẹ. giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh các nguồn lây nhiễm khác ảnh hưởng tới trẻ.

    Vàng da: Đây là căn bệnh phổ biến ở hầu hết cá trẻ sơ sinh, được chia làm hai dạng: Vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý. Khi trẻ mắc bệnh, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cho tình trạng từng bẻ. Khi có dấu hiệu của bệnh vàng da, phải thông báo ngay cho bác sĩ chăm sóc trong những ngày đầu để điều trị sớm cho trẻ

    Viêm tiết bã nhờn ( cứt trâu): Đây là những vảy nhờn dính, tập trung trên đỉnh đầu của bé, thường xuất hiện khi bé bước sang tuần tuổi thứ 2 trở đi. Cách xử lý vảy nhờn rất đơn giản. hãy gội đầu cho trẻ mỗi khi tắm, thường thì vảy nhờn sẽ bong dần trong giai đoạn 8-12 tháng của bé. Tuyệt đối không nên cậy lột vảy nhờn vì sẽ làm tổn thương vùng thóp của trẻ.

    Rôm sảy: Là triệu chứng thường gặp khi trời nóng dần, trẻ tiết nhiều mồ hôi, không làm sạch kịp ở các vùng kẽ gây nổi mẩn li ti ở trẻ. Rôm sảy sẽ tự khỏi khi bé được vệ sinh sạch sẽ và mặc auafn áo khô thoáng. Không được gãi làm vỡ các mụn nước li ti, chỉ nên vệ sinh và lau thật khô cơ thể.

    Viêm mắt: Đây là tình trạng dễ gặp ở trẻ mới sinh vài ngày. Nguyên nhân có thể do không được làm sạch tốt khi mới sinh. các triệu chứng của viêm mắt có thể kể đến như: Tình trạng sưng đỏ, khó, thậm chí là không mở mắt được. Cần theo dõi sát sao và thực hiện điều trị nghiêm túc, không để bé xảy ra tình trạng viêm kết mạc, ảnh hưởng đến thị lực.

    Nhớ kỹ lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tháng tuổi

    [​IMG]

    Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh là cách chủ động phòng chống bệnh tật tốt nhất ở trẻ. Theo nghiên cứu, có đến 95% trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn, chống lại các loại virus, vi khuẩn lây nhiễm khi được tiêm vacxin phòng bệnh, không bị các di chứng dị tật ảnh hưởng đến thể chất, trí não. Tiêm vacxin là cách phòng bệnh chi phí thấp nhất, an tòa cao, đem những lợi ích vô cùng tích cực cho trẻ sơ sinh.

    Giai đoạn sơ sinh, bé cần tiêm hai mũi tiêm chính : Vacxin phòng chống viêm gan B ( mũi 1) và vacxin phòng chống bệnh lao:

    • Vacxin phòng chống viêm gan B bắt buộc phải được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Thời gian tiêm cho bé càng sớm càng tốt để cơ thể được cung cấp và có thời gian thích nghi với các kháng thể mới.
    • Vacxin phòng chống bệnh lao ( BCG) cần được tiêm trong vòng 30 ngày đầu sau sinh để đảm bảo khả năng miễn dịch tốt nhất cho bé.

    Đưa trẻ đi tiêm đúng hạn, đầy đủ là trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Để quá trình tiêm chủng của bé thuận lợi hơn, mẹ cần lưu ý đặt lịch nhắc khi đến hẹn tiêm chủng, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi đi tiêm. Nếu sức khỏe của bé không được ổn định, hãy trao đổi với bác sĩ để đưa ra phương án phù hợp. các trường hợp trẻ bị dị ứng vacxin, suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể… thì không được tiêm phòng. Bác sĩ sẽ tư vấn kỹ hơn khi kiểm tra trước tiêm chủng cho bé.

    Lần đầu làm mẹ, ai cũng có những bỡ ngỡ, vụng về, việc chăm sóc trẻ sơ sinh nhất là trong giai đoạn 1 tháng tuổi sẽ là thử thách khó khăn với mẹ và cả gia đình. Mong rằng những chia sẻ trên đã phần nào giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức về chăm sóc bé sau sinh. Hãy tích cực tìm hiểu cách chăm sóc trẻ để tạo môi trường, điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

    Vui lòng ghi rõ nguồn: https://ipreg.vn khi sử dụng nội dung trên của chúng tôi, xin cảm ơn!
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này