Bố trí hành lang dẫn khí theo phong thủy

Thảo luận trong 'Nhà đất - Bất động sản' bắt đầu bởi lampho2410, 27/8/20.

  1. lampho2410

    lampho2410 Expired VIP

    Bài viết:
    1,688
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Theo phong thủy, hành lang dẫn khí không nên nằm chính giữa, chia đôi ngôi nhà. Điều này vừa gây ảnh hưởng xấu về mặt tâm lý, ta có cảm giác chia cắt nội bộ, vừa khiến các không gian trong nhà, dù là chính hay phụ, bị khống chế kích thước.
    [​IMG]
    Thiếu linh hoạt và thiếu trọng tâm. Gió hút, gió lùa và tiếng ồn cũng lan truyền theo “ống hút” này nhiều hơn.
    Ngay cả với công trình khách sạn thì việc dùng hành lang giữa chỉ nên bắt đầu trên các tầng lầu, ở khu vực phòng cho thuê, và luôn có những chỗ rẽ, khoảng đệm để tránh dạng sơn xuyên (gió hút qua khe hẹp).
    Với vai trò dẫn khí, hành lang phải đảm bảo việc đưa khí tốt phân bổ đều cho ngôi nhà, do đó cần nối hành lang với khoảng trống như giếng trời, sảnh chung… chứ không nên đâm thẳng về một phòng riêng nào đó hoặc làm hành lang cụt.
    Cuối hành lang và tại chỗ rẽ vuông góc cần bố trí gương (kính thủy) để phản chiếu tầm nhìn và kích hoạt dòng khí. Cũng có thể đặt chậu cây, ghế ngồi nghỉ chân tại đó.
    Tất nhiên là không dễ khi muốn bố trí kiểu hành lang uốn lượn, mềm mại trong nhà ở, nhưng chỉ cần tránh làm hành lang bị “kẹp” giữa 2 bức vách dài hun hút là ổn.
    Theo phong thủy, hành lang cũng có một ý nghĩa rất quan trọng trong bố trí thiết kế mặt bằng kiến trúc của ngôi nhà. Dưới đây là những điều nên và không nên khi bài trí hành lang theo phong thủy.
    Hành lang là lối đi trong nhà, trong nhà có hành lang sẽ tiện lợi hơn rất nhiều. Đồng thời khi hoạt động trong nhà cũng tránh vì phải đi qua các phòng mà làm ảnh hưởng đến việc học và nghỉ ngơi của mọi người.
    1. Khi thiết kế hành lang nên tuân theo bốn nguyên tắc sau:
    Chiều rộng: Chiều rộng thông thường của hành lang khoảng 1 m, rộng nhất cũng không vượt quá l,3 m. Hành lang quá rộng và quá hẹp đều
    không tốt.
    Chiều dài: Chiều dài của hành lang thông thường không vượt quá 2/3 chiều dài của ngôi nhà. Nếu hành lang chạy suốt tới cuối nhà, tức chia ngôi nhà thành hai nửa không gian, đó chính là dấu hiệu gia đình rạn nứt. Cách cứu chữa là kê tủ đựng đồ ở cuối hành lang để rút ngắn chiều dài của hành lang từ 2/3 chiều dài của ngôi nhà trở lại.
    Phương vị và hướng: Hành lang hướng Đông, hướng Đông Nam, hướng Nam và hướng Tây Nam có điều kiện đón ánh sáng và thông gió tương đối lý tưởng.
    Cuối hành lang không được đối diện với nhà vệ sinh, để tránh khí uế từ nhà vệ sinh bay ra làm ô nhiễm bầu không khí trong nhà.
    2. Hành lang nên tránh thông qua các phòng làm ảnh hưởng tới mọi người
    Đối với những ngôi nhà có nhiều tầng toạ Bắc hướng Nam, cầu thang đặt chính giữa chia ngôi nhà thành hai nửa không gian, cách bố cục của phòng phía Đông hoàn toàn trái ngược với phòng phía Tây, nhưng vẫn có thể dùng để ở.
    Điều cần lưu ý là lối hoạt động trong nhà phải thông thoáng. Lối đi không nên thiết kế quá nhiều, càng không nên thiết kế qua các phòng, tốt nhất nên lấy phòng khách là trung tâm, có thể thông thẳng tới từng phòng mà không phải đi vòng vèo, xuyên qua hết phòng nọ đến phòng kia. Ngoài ra, trong nhà không được thiết kế hành lang chạy vòng vèo, trong phong thuỷ cho rằng hành lang như vậy sẽ không tốt cho trạch vận.
    Trên thực tế, ngoài nhà hàng khách sạn và một số nhà trọ thì thường rất hiếm gặp trường hợp hành lang được thiết kế ở tứ phía.
    CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này