Bệnh phồng đĩa đệm cột sống

Thảo luận trong 'Cẩm nang chăm sóc sức khỏe' bắt đầu bởi Trung keng, 27/2/17.

  1. Trung keng

    Trung keng New Member

    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Bệnh phồng đĩa đệm cột sống không phải một căn bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời cộng với sự tác động của quá trình lão hóa, mang vác nặng, chấn thương,… thì phồng lồi đĩa đệm có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm – một căn bệnh xương khớp mãn tính vô cùng nguy hiểm. Thường gặp nhất làphồng đĩa đệmcột sống thắt lưng hay lồi đĩa đệm cột sống cổ, bệnh lý được chia nhỏ thành nhiều dạng như phồng đĩa đệm L4-L5, L5-S1.

    Đĩa đệm là những cấu trúc thớ sợi chắc chắn xếp theo hình vòng tâm và có chứa nhân nhầy ở bên trong, nằm giữa khoang của các đốt sống. Các đĩa đệm có chức năng nâng đỡ cột sống, giúp cơ thể thực hiện các động tác linh hoạt và bảo vệ cột sống trước những rung xóc.

    Bệnh phồng đĩa đệm cột sống là gì?
    Bệnh phồng đĩa đệm hay còn gọi là giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi đó đĩa đệm sẽ bị lồi ra phía sau và phía vòng sợi bị suy yếu, nhân nhày vẫn còn nằm trong bao xơ. Bệnh thường do nhiều nguyên nhân tác động như: tuổi tác, chấn thương, thói quen xấu ngồi không đúng cách…. Bệnh nếu như không điều trị sớm sẽ gây nên các biến chứng lệch đĩa đệm gây nên những cơn đau nhức dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động của người bệnh vì vậy mà mọi người nên chú ý phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị bệnh sớm để hạn chế tác động xấu do bệnh gây ra.

    Phồng đĩa đệm là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, xảy ra khi có tình trạng đĩa đệm bị phồng lên nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ nên không gây chèn ép các rễ thần kinh quanh cột sống. Tuy nhiên, Bs Vân Anh cho biết, nếu chúng ta không nhận biết kịp thời để phòng ngừa và điều trị, phồng (lồi) đĩa đệm có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm và gây ra các triệu chứng đau nhức, tê mỏi và teo cơ, hoặc nặng hơn là khiến người bệnh mất khả năng vận động, tê liệt, tàn phế…


    Triệu chứng của bệnh phồng đĩa đệm.
    Phồng đĩa đệm giai đoạn đầu thường chưa có những biểu hiện cụ thể hay rõ ràng. Tuy nhiên, nếu phồng đĩa đệmlâu ngày sẽ khiến nhân nhầy bị tràn ra ngoài, chèn ép vào tủy sống, rễ thần kinh hoặc dây thần kinh cột sống. Theo Bs Bình, các triệu chứng của phồng đĩa đệm không rõ rệt, thường bị phụ thuộc vào dây thần kinh mà nó bị ảnh hưởng như:

    Dây thần kinh cột sống cổ bị đĩa đệm chèn ép thì người bệnh sẽ có triệu chứng tê đau ở hai vai, lan xuống cánh tay và bàn tay.
    Dây thần kinh cột sống thắt lưng bị ảnh hưởng thì người bệnh sẽ thấy đau, tức vùng lưng, tê mỏi vùng hông và mông, cơn đau có thể lan xuống 2 cẳng chân và tê bì chân. Bệnh nhân thường đau hơn khi đứng hay đi lại, nằm và ngồi xuống thì đỡ đau.

    [​IMG]
    Triệu chứng bệnh phồng đĩa đệm
    Nếu bệnh chuyển biến nặng hơn thành thoát vị đĩa đệm thì ngoài việc phải chịu đựng các cơn đau thường xuyên, dai dẳng vùng cổ hoặc lưng (tùy thuộc vị trí thoát vị), cảm giác đau nhức, tê mỏi có thể lan sang các chi, người bệnh còn có khả năng bị tê liệt, mất khả năng vận động.

    Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm.
    Do yếu tố tuổi tác, cột sống và đĩa đệm dần bị thoái hóa, các đĩa đệm vì thế trở nên suy yếu, giòn và dễ bị phồng lên. Các dây chằng bao quanh cũng dần mất đi tính đàn hồi và dễ rách.
    Do thường xuyên mang vác vật nặng dễ khiến cột sống và đĩa đệm chịu nhiều áp lực, lâu ngày đĩa đệm bị suy yếu, xơ vữa gây tình trạng phồng (lồi) đĩa đệm.
    Chấn thương cột sống cũng là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng và có thể gây phồng đĩa đệm.
    Tóm lại, về căn nguyên của phồng đĩa đệm có thể nói khái quát như sau: thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân cơ bản bên trong, tác động cơ học là nguyên nhân khởi phát bên ngoài. Sự thay đổi tính chất của vòng sụn xơ, sự mất nước của nhân đĩa đệm dẫn tới mất tính đàn hồi và khả năng hấp thụ lực sang chấn của đĩa đệm. Đồng thời, sự thay đổi về cấu trúc và tính chất sinh học của quá trình thoái hóa sẽ làm vòng sụn của đĩa đệm mỏng đi và dễ rách, nhân đĩa bị xơ hóa, ranh giới giữa nhân đĩa và vòng sụn mất dần. Khi gặp các yếu tố tác động từ bên ngoài sẽ trở thành nguồn gốc phát sinh phồng đĩa đệm.

    Điều trị bệnh phồng đĩa đệm như thế nào?
    Căn cứ từng trường hợp cụ thể với mức độ ra sao, vị trí đĩa đệm lồi cũng như những ảnh hưởng mà nó gây ra đối với va vận động và sinh hoạt hàng ngày có nghiêm trọng không bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ chữa trị phù hợp.

    – Dùng Thực phẩm chức năng bổ khớp Bi-JCare:
    Bi-JCare là công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp. Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể.

    Thực phẩm chức năng bổ khớp Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
    Thực phẩm chức năng bổ khớp Bi-jcare có tác dụng
    - Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.
    - Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp ..
    - Giảm đau xương khớp cấp và mãn tính.
    - Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
    - Hỗ trợ điều trị cơ bản bệnh thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương và cải thiện lượng can-xi;
    - Tăng tính vững bền của collagen nội bào, duy trì tính đàn hồi của mô liên kết.
    - Củng cố bao hoạt dịch, tăng cường sức bên của hệ dây chằng nên hỗ trị điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cổ....


    – Vật lý trị liệu: Các bài tập trị liệu phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ có tác dụng làm giảm áp lực lên các dây thần kinh, làm kéo giãn cột sống nhằm giúp cơ thể, gân cốt được dẻo dai tránh tình trạng phồng đĩa đệm biến chứng sang thoát vị.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này